Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2008

CÂY SẢ








Tìm kiếm Tùy Chỉnh







CÂY SẢ LÀ VỊ THUỐC
Sả thường được dùng để chữa các chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, trẻ con kinh phong, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6-12g.
Sả là loại gia vị thông dụng để tạo mùi thơm, kích thích tiêu hóa. Lá sả có mùi thơm đặc biệt, trừ được ruồi muỗi, rắn rết. Lá sả đun nước gội đầu, vừa thơm vừa mượt lại giúp phòng bệnh mùa lạnh, ít rụng tóc.

Sách xưa gọi sả là xương mao và ghi: xương mao vị cay, tính ấm, giúp tiêu hóa, thông khí khỏi nôn (chỉ ẩu), tiêu đờm, sát trùng, giảm đau, trấn kinh, trừ phong, lợi tiểu.

Sả dùng ngoài thì có tác dụng sát trùng, tinh dầu sả luôn có giá trị trong xuất khẩu.

Bài thuốc:

1 - Trẻ em mụn nhọt, lở ngứa: Nấu nước lá sả tắm hằng ngày (kinh nghiệm dân gian).

2 - Cảm cúm: Nồi nước xông gồm lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi. Trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).

3 - Hai chân tự nhiên phù: Củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, nấu kỹ uống thay nước chè (kinh nghiệm dân gian).

4 - Có thai hay nôn ọe: Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày (kinh nghiệm dân gian).

5 - Nhức đầu do thời tiết: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu (thiếu một thứ cũng được), thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.

6 - Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh (kèm theo nóng rét, nhức đầu, sôi bụng...): Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm.

(Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống)








Tìm kiếm Tùy Chỉnh




Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2008

CÂY RAU RÂM .

Giới Thiệu .
Cây rau răm (tên khoa học: Polygonum odoratum hay Persicaria odorata, thuộc họ Polygonaceae - họ thân đốt hay họ rau râm là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực đông nam á . Trong một số văn bản thuộc các ngôn ngữ nước ngoài, chẳng hạn như tiếng anh đôi khi người ta gọi nó là Vietnamese mint, Vietnamese cilantro, Vietnamese coriander hay Cambodian mint, tiếng đan mạch là Vietnamesisk koriander v.v
Đặc Điểm .
Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu vĩ độ trên 32° hay quá nhiều nước. Trong điều kiện thuận lợi, thân cây có thể dài từ 15 đến 30 cm. Khi nhiệt độ lên quá cao, rau răm sẽ bị tàn lụi.
Mặt trên lá của nó có màu lục sẫm, điểm những đốm màu hạt dẻ với mặt dưới màu rượu bordeaux (burgundy). Thân có nhiều đốt. Hiện nay ở Việt Nam nó được trồng hoặc mọc tự nhiên.
Thành Phần Chính .
Trong tinh dầu của rau răm người ta tìm thấy các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpenes (α-humulene, β-caryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu.
Cách Sử Dụng .

1 - Chữa bệnh xích bạch đới : Lòng trắng trứng gà 2 quả hấp chín, ăn trứng với nước cốt rau răm hoặc lấy 1 nắm lá rau răm giã vắt nước cốt hòa lòng trắng trứng đun sôi, ăn cả nước lẫn cái ăn liền 3 - 4 ngày.
2 - Bài thuốc trị rắn cắn: 20 g bù ngót (hoặc rau răm hay cây kim vàng) + 5 g phèn chua . Tất cả bỏ chung giã nhuyễn, vắt nước uống, xác đắp lên vết cắn.







Tìm kiếm Tùy Chỉnh