Thứ Hai, 4 tháng 8, 2008

VỊ THUỐC TỪ RAU MUỐNG

VỊ THUỐC TỪ RAU MUỐNG
Khi bị chảy máu mũi, dùng rau muống tươi nghiền nát với đường đỏ uống sẽ giúp cầm máu. Nếu có mụn nhọt, dùng rau muống tươi đánh nhuyễn với mật ong đắp vào chỗ đau cũng rất
Rau muống còn gọi là vô tâm thái, ung thái, uông thái. Là lá của cây rau muống, thực vật thuộc họ bìm bìm. Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính: calci, phôt-pho, sắt, caroten, vitamin B2, acid nicotic, nicotic. Trong rau muống đỏ có chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên.

Tác dụng:

Thanh nhiệt giải độc.Thông tiện lợi thủy. Ngưng chảy máu, hoạt huyết. Chủ yếu dùng cho chảy máu mũi, đi ỉa ra máu, phân rắn, nước tiểu đục, mưng nhọt, bị ngã, rắn cắn. Cách dùng: đun canh mà ăn, hoặc xào khô, xào cho nước. Ðun nước rửa hoặc giã nát đắp bên ngoài.

Chữa trị:

1. Ði ngoài ra máu, đái ra máu, nước tiểu đục: Rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, cho vừa mật ong, quấy đều uống. Mỗi lần 30 - 50ml.

2. Chảy máu mũi: Rau muống tươi 100g, đường đỏ vừa đủ. Nghiền nát, cho ít nước sôi vào khuấy mà uống.

3. Dạ dày, ruột thấp nhiệt, đi ngoài cứng rắn: Rau muống rửa sạch, cắt nhỏ, xào ăn, hoặc nấu canh. Ngày 1- 2 lần.

4. Trĩ, lòi đom: 100g rau muống nấu nhừ, gạn lấy nước, cho thêm 120g đường trắng, đun cho đặc như đường mạch nha. Ngày hai lần, mỗi lần 100g, uống vào sáng và chiều.

5. Mụn nhọt, mưng mủ: Rau muống tươi giã nát với mật ong vừa đủ. Ðánh nhuyễn đắp vào chỗ đau.

6. Sâu bọ, rắn cắn hoặc bị bỏng lửa: Rau muống rửa sạch, giã nát, lọc lấy 250ml cho thêm 25ml rượu trắng mà uống. Lấy bã đắp vào chỗ đau. Hoặc rau muống cho thêm muối vừa đủ cùng xay nát, đắp vào chỗ đau.
(Theo Viện NC & PB kiến thức bách khoa)







Tìm kiếm Tùy Chỉnh

CÂY RAU NGÓT








Tìm kiếm Tùy Chỉnh


Rau ngót cây rau cây thuốc Rau ngót được nhân dân trồng lấy rau ăn quanh năm. Lá rau ngót dùng để nấu canh ăn rất ngon, bổ và dùng chữa bệnh rất công hiệu nhất là các bệnh của phụ nữ.

Rau ngót cây rau cây thuốc



Rau ngót được nhân dân trồng lấy rau ăn quanh năm. Lá rau ngót dùng để nấu canh ăn rất ngon, bổ và dùng chữa bệnh rất công hiệu nhất là các bệnh của phụ nữ. Theo Đông y, rau ngót vị ngọt, tính mát, hơi lạnh có công dụng giải độc, giải nhiệt, bổ huyết mạch, sát khuẩn, tiêu viêm loét và ngăn chặn chứng táo bón.

Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có dùng rau ngót:

Chữa sót rau sau sảy, đẻ

Sau sảy đẻ nếu còn sót rau sẽ gây rong huyết kèm đau bụng nhẹ. Nhân dân có kinh nghiệm lấy 1 nắm lá rau ngót giã nát đắp vào gan bàn chân buộc lại cho người bệnh nằm yên một lúc. Nếu dùng nhiều lần như thế mà không kết quả thì kết hợp dùng lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát thêm 1 chén nước sôi để nguội vắt lấy nước uống 2 lần cách nhau 10 phút sẽ hiệu nghiệm. Tuy nhiên với những trường hợp sót nhiều gây băng huyết cần kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng trong sản phụ khoa và phải do bác sĩ chuyên khoa sản thực hiện. Trong nước ép rau ngót có nhiều vitamin K có tác dụng cầm máu và vitamin C có tác dụng bền vững thành mạch.

Chữa nứt núm vú: Phụ nữ cho con bú nhất là phụ nữ sinh con lần đầu, da vú chưa đàn hồi tốt nên thường hay bị nứt núm vú gây đau mỗi khi trẻ bú. Lấy lá rau ngót tươi giã nát vắt lấy nước thấm vào vết nứt sau mỗi lần trẻ bú, có tác dụng dịu mát chỗ nứt và chống nhiễm khuẩn.

Chữa sưng vú: Rau ngót tươi 20g, lá cây tu hú 20g, phèn chua 4g, cho tất cả vào giã nát, đắp lên nơi vú sưng.

Chữa chứng bí tiểu, tiểu đường

Người mắc phải chứng tiểu đường hoặc đi tiểu bí thì lấy 1 nắm rau ngót tươi sắc, ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối) uống liên tục đến khi bệnh lui.

Chữa đau mắt đỏ

Khi mắt bị đau sưng đỏ và nhức có thể dùng bài thuốc sau: rau ngót tươi 50g, lá chanh 10g, rau má, lá tre, cà gai, lá dâu, cỏ xước, mỗi thứ 30g. Cho tất cả các vị trên vào ấm sắc uống nhiều lần trong ngày.

BS. Đỗ Minh Hiền


Ngày 01/08/2006

Nguồn: Báo Sức khoẻ và Đời sống


Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2008

CÂY SẢ








Tìm kiếm Tùy Chỉnh







CÂY SẢ LÀ VỊ THUỐC
Sả thường được dùng để chữa các chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, trẻ con kinh phong, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6-12g.
Sả là loại gia vị thông dụng để tạo mùi thơm, kích thích tiêu hóa. Lá sả có mùi thơm đặc biệt, trừ được ruồi muỗi, rắn rết. Lá sả đun nước gội đầu, vừa thơm vừa mượt lại giúp phòng bệnh mùa lạnh, ít rụng tóc.

Sách xưa gọi sả là xương mao và ghi: xương mao vị cay, tính ấm, giúp tiêu hóa, thông khí khỏi nôn (chỉ ẩu), tiêu đờm, sát trùng, giảm đau, trấn kinh, trừ phong, lợi tiểu.

Sả dùng ngoài thì có tác dụng sát trùng, tinh dầu sả luôn có giá trị trong xuất khẩu.

Bài thuốc:

1 - Trẻ em mụn nhọt, lở ngứa: Nấu nước lá sả tắm hằng ngày (kinh nghiệm dân gian).

2 - Cảm cúm: Nồi nước xông gồm lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi. Trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).

3 - Hai chân tự nhiên phù: Củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, nấu kỹ uống thay nước chè (kinh nghiệm dân gian).

4 - Có thai hay nôn ọe: Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày (kinh nghiệm dân gian).

5 - Nhức đầu do thời tiết: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu (thiếu một thứ cũng được), thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.

6 - Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh (kèm theo nóng rét, nhức đầu, sôi bụng...): Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm.

(Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống)








Tìm kiếm Tùy Chỉnh




Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2008

CÂY RAU RÂM .

Giới Thiệu .
Cây rau răm (tên khoa học: Polygonum odoratum hay Persicaria odorata, thuộc họ Polygonaceae - họ thân đốt hay họ rau râm là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực đông nam á . Trong một số văn bản thuộc các ngôn ngữ nước ngoài, chẳng hạn như tiếng anh đôi khi người ta gọi nó là Vietnamese mint, Vietnamese cilantro, Vietnamese coriander hay Cambodian mint, tiếng đan mạch là Vietnamesisk koriander v.v
Đặc Điểm .
Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu vĩ độ trên 32° hay quá nhiều nước. Trong điều kiện thuận lợi, thân cây có thể dài từ 15 đến 30 cm. Khi nhiệt độ lên quá cao, rau răm sẽ bị tàn lụi.
Mặt trên lá của nó có màu lục sẫm, điểm những đốm màu hạt dẻ với mặt dưới màu rượu bordeaux (burgundy). Thân có nhiều đốt. Hiện nay ở Việt Nam nó được trồng hoặc mọc tự nhiên.
Thành Phần Chính .
Trong tinh dầu của rau răm người ta tìm thấy các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpenes (α-humulene, β-caryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu.
Cách Sử Dụng .

1 - Chữa bệnh xích bạch đới : Lòng trắng trứng gà 2 quả hấp chín, ăn trứng với nước cốt rau răm hoặc lấy 1 nắm lá rau răm giã vắt nước cốt hòa lòng trắng trứng đun sôi, ăn cả nước lẫn cái ăn liền 3 - 4 ngày.
2 - Bài thuốc trị rắn cắn: 20 g bù ngót (hoặc rau răm hay cây kim vàng) + 5 g phèn chua . Tất cả bỏ chung giã nhuyễn, vắt nước uống, xác đắp lên vết cắn.







Tìm kiếm Tùy Chỉnh